Mẹ nuôi con không bằng bà nuôi cháu???
(cái này viết bên Facebook, copy sang đây)
Thực ra mẹ Danny đã định viết bài này từ lâu, nhưng cũng sợ mang tiếng mới ti toe tập làm mẹ đã thích so sánh. Nhưng dạo này nghe được nhiều chuyện bức xúc quá, nên quyết định viết ra.
Tất nhiên, làm mẹ là bản năng của mỗi người phụ nữ, nhưng nuôi con theo bản năng hay theo khoa học thì tốt hơn? Và tại sao phần lớn ở Việt Nam, người có ảnh hưởng đến việc nuôi dạy con cái lại là ông bà mà không phải là bố mẹ?
Dẫn chứng một vài câu chuyện nhé. Có cô bạn mình ở Việt Nam, đến là khốn khổ vì con mình suốt ngày bị bà đem ra so sánh, tại sao mẹ chửa mà tăng ít cân thế, con đẻ ra sao lại bé thế (mà cháu nó đẻ ra nặng hơn 3kg cơ đấy), tại sao cháu tăng ít cân thế? Tại sao thằng abc nó bằng tuổi con mình mà nó nặng hơn tận x kg? Cái tư tưởng thích so sánh rất mệt, rất stress vì dễ dẫn tới việc để cho con bằng bạn bằng bè thì ép con ăn thật nhiều, con ko ăn được, mẹ lại càng stress.
Mẹ Danny để ý, từ hồi mình chửa đẻ đến giờ những câu hỏi như, mẹ tăng mấy cân rồi, con nặng mấy cân rồi là câu hỏi thường trực của bà và các mẹ VN khác. Riêng ở nước ngoài, điển hình là UK nơi gia đình Danny đang sống, từ lúc đi khám thai, bác sỹ không bao giờ đả động đến việc mẹ cháu đã tăng bao nhiêu cân (người ta chỉ để ý người nào bị quá cân, quá béo), đi khám không ai cân bao giờ, miễn thai nhi khỏe là được. Thậm chí ở lớp tập gym của Danny, để ý thấy các mẹ bàn luận rất sôi nổi các chủ đề ăn uống, ngủ nghê, nhưng rặt không có ai hỏi ai con bạn nặng bao nhiêu cân cả? Thỉnh thoảng mẹ Danny cũng rất tò mò xem thằng bé bên cạnh hơn tháng Danny mà trông có vẻ hơi nhỏ hơn 1 chút, chỉ muốn biết xem nó bao nhiêu cân nhưng rất ngại hỏi mẹ cháu, tại sợ người ta hỏi lại thì đâm ra lại thành so sánh.
Tiếp chuyện một cô bạn VN khác, sống ở Nhật gần chục năm, mà Nhật nổi tiếng là nuôi con giỏi, dạy con ngoan đấy nhé, có một con trai 15 tháng tuổi. Gia đình đưa con về Việt Nam thăm gia đình nội ngoại. Câu đầu tiên bà nội thốt lên khi mới gặp là ôi cháu gày quá, mà theo mình xem ảnh thì thằng cu trộm vía rất kháu khỉnh, nhanh nhẹn, không hề bé một chút nào (so với trẻ châu Á). Mà ở bên Nhật, mẹ cháu đã luyện cho cháu ngồi bàn ăn cơm (tất nhiên là cơm nát thôi, nhưng để luyện nhai là chính) cùng bố mẹ. Về đến Việt Nam, bà nội ra chỉ thị không được ăn cơm, mà phải ăn cháo, ăn cơm hại dạ dày. Hơn nữa, bà chiều chuộng thằng cháu đích tôn nên bế và xúc cho cháu bữa này qua bữa khác. Lúc đầu thì mẹ cháu nghĩ bà lâu ngày không được gặp cháu, chiều một tí thế không sao, nhưng trẻ con khôn lắm, sau 3 tuần về VN, đến lúc sang lại Nhật mẹ cháu được phen khốn khổ vì cho cơm là ngậm không nhai nữa, đành phải nấu cháo và ăn thì phải xúc, phải dỗ đủ kiểu.
Hơn nữa vì cái đoạn bà cho là cháu chậm lớn, nên bà ép ăn bữa này qua bữa khác, mẹ cháu kể là sáng mở mắt ra đã thấy bà cho ăn, tối chuẩn bị đi ngủ thấy vẫn đuổi theo cháu để đút cháo (thế nên nó sinh ra cái tật ngậm thức ăn là vì thế). Nhưng cái khủng khiếp hơn cả là bà bắt uống thuốc, chẳng biết những thuốc gì (nhưng Việt Nam mình có cái đoạn nghe ai nói có thuốc gì tốt là uống vội uống vàng, chẳng thèm hỏi ý kiến bác sỹ xem có phù hợp và có tác hại gì hay không). Bà chỉ bảo là thuốc bổ lắm, uống vào ăn nhiều, tăng cân. Mẹ nó nghe thế sợ quá, can ngăn không nổi. Lời qua tiếng lại đâm ra mẹ chồng nàng dâu hục hặc. Nó gọi cả chồng ra bắt nói với mẹ mà không ăn thua. Cuối cùng con bé được dịp về VN ăn Tết mà thương con đến mức stress, lăn ra ốm, không ăn, không ngủ được vì…lo cho con mà …không làm gì được bà nội.
Mới đây cũng nghe được chuyện của em D ở Mỹ, cũng thấy rất chi là bức xúc. Chung quy lại cũng là cách nuôi dạy áp đặt của bà nội. Nào là bà bắt để cháu ngủ với bà, bà ôm bà ấp cả ngày cả đêm, đến thậm chí bố mẹ cháu còn chả có cơ hội được bế cháu. Đến lúc bà về thì biết rồi đấy, con quấy khóc cả ngày cả đêm vì đã quen được bế ngủ rồi. Nghe em ý bảo mình đẻ con ra mà cứ như không phải con mình, nghe rất xót. Rồi thì cháu đói, khóc thì bà không chờ nổi để mẹ cháu cho ăn sữa mẹ (vì lí do gì đó mà cháu ít bú mẹ, nên mẹ phải bơm ra bình), mà tống ngay cho bình sữa ngoài vì bà bảo “sao lại để cho nó phải khổ thế!?!”. Việc này thì mình rất phản đối vì không gì tốt bằng sữa mẹ, sao lại bắt cháu ăn sữa bột trong khi mẹ cháu có sữa? Ăn riết rồi mẹ cháu ra ít sữa (vì tất nhiên không cho con bú thường xuyên thì mẹ mất sữa là điều đương nhiên) thì bà lại đổ tại mẹ ít sữa. Tóm lại bà quyết định toàn bộ việc nuôi dưỡng cháu theo cách của bà, và bố mẹ cháu chả có tiếng nói gì. Thấy mẹ cháu cũng rất stress mà không nói được với ai vì cũng sợ mang tiếng mẹ chồng nàng dâu.
Có lần nào đó mình xem một bộ phim Việt Nam, mà trong phim có 2 chị ngồi buôn chuyện là bà nội toàn bắt cho cháu bú bình, ăn sữa ngoài để…”cướp con”, vì thằng cháu quen ăn sữa bột sẽ theo bà, quen hơi bà, chê sữa mẹ và không chịu theo mẹ nữa. Nghe thì có vẻ hơi cực đoan nhưng chắc là cũng phải có sự thật thế nào đó thì người ta mới dựng thành phim được chứ? Cũng chẳng đâu xa, lại nghe được câu chuyện một cô bạn ca thán là tập cho thằng con tự xúc, thì bà cứ xông vào đòi xúc cho cháu. Đâm ra sau này cứ mỗi lần mẹ để bát cho tự ăn thì nó đẩy sang đưa cho bà để bà xúc. Rồi thì mẹ mắng thì chạy ngay ra bà vì…bà bảo “Mẹ mắng thì cứ gọi bà”. Mẹ bảo “con được phiếu bé ngoan thì mẹ sẽ mua đồ chơi cho”, bà quay ngay lại “mẹ không mua để đấy bà mua!” Đấy cứ thế bảo sao trẻ con hư là tại người lớn, mà nhiều khi muốn giáo dục cho con ngoan cũng khó, vì đến người lớn còn chả thống nhất, sao con ngoan được bây giờ?
Chuyện mà muốn kể thì chắc còn dài, nhưng tất nhiên không phải gia đình nào cũng thế. Có thể tâm lý người Việt (thế hệ các bà, các mẹ mình) là thế chăng? Tất nhiên chẳng dám vơ đũa cả nắm, nhưng lại nhớ hồi đầu năm, đến nhà 1 cô bạn người Anh ở đây, cũng mới sinh em bé. Bà ngoại không ở cùng, nhưng cũng chỉ ở cách có vài dãy nhà, hàng ngày bà vẫn chạy qua chạy lại giúp đỡ cô bạn mình trông con. Cũng yêu cháu điên cuồng chả kém các bà ở Việt Nam, chỉ qua 1 đêm không gặp đến nơi đã kêu ầm lên ôi nhớ cháu quá. Nhưng được cái đến thấy bà ngoại cái gì cũng hỏi qua ý kiến cô bạn mình “Mẹ ru nó ngủ cho con nhé!”, hay là “Mấy giờ con nó phải ăn?”, “Con cắm bình tiệt trùng đi, Mẹ giúp con pha sữa nhé, con định cho nó uống bao nhiêu ml?” hay đến lúc ra ngoài “Con chọn quần áo cho cháu đi, để mẹ thay cho mà còn ra tiếp bạn”. Tức là, bà vẫn là người giúp toàn bộ, nhưng quyết định con ăn gì, con mặc gì là quyền của người mẹ chứ bà không bao giờ áp đặt.
Nhưng cũng có thể đó là bà ngoại, bà nội có khi lại khác chăng, hihi cũng chẳng biết được nữa. Bà ngoại Danny yêu cháu thì đừng hỏi, thỉnh thoảng cũng hay có một vài hành động “quá khích”, ví dụ hồi mới đẻ, bà cứ ngồi canh bên cạnh chờ thằng cháu bú mẹ xong…để bế phắt nó đi mà quên mất là nhỡ bố mẹ nó cũng thích bế nó thì sao. Hoặc là rủ bà vào phòng ngủ cùng là bà tranh nằm ngay cạnh cũi thằng cháu mà quên mất rằng mẹ nó đẻ nó ra mà đêm không nhìn thấy nó ngủ thế nào có khi còn lo không ngủ được hơn bà. Đã bảo rồi, cái bản năng làm mẹ nó kỳ lạ lắm, lúc chưa đẻ thì không sao, chứ đẻ xong thường tâm lý cũng hơi có nhiều bất ổn, chỉ những chuyện cỏn con như thế thôi cũng có thể làm người mẹ emotional mà lên cơn stress. Nhưng dù sao cũng là bà ngoại, là mẹ đẻ, nên có nói gì bà phật ý thì bà cũng bỏ qua, chứ nhiều lúc nghĩ bụng đấy mà là mẹ chồng chắc xong phim từ lâu rồi.
Nhiều khi mẹ Danny thấy trộm vía nuôi con cũng…dễ dàng, không đến mức quá khó khăn phải nào là các bà, các cô các bác, nào là 2, 3 người giúp việc túc trực. Đợt bà ngoại về, bà cứ lo nào là làm sao tắm được cho Danny, nào là làm sao mà bê được cái xe đẩy, nào là từ giờ ăn uống nấu nướng thế nào, nào là nó nặng thế làm sao mẹ nó bế được!?! (bó tay.com với bà, bất kể chuyện gì bà nghĩ ra được là bà lo). Của đáng tội nghĩ đi nghĩ lại, bà lo cũng là vì thương con thương cháu. Nhưng rồi mọi chuyện êm ru, chả có vấn đề gì là vấn đề quá to tát, thậm chí 2 mẹ con lại rất là enjoy, bất kể cái gì cũng có thể make it fun được, trừ phi con ốm thì mình lo thôi. Thời đại internet bùng nổ, nuôi con cũng vì thế dễ dàng hơn, cái gì không biết google phát là ra ngay, nhiều phương pháp, công thức khoa học chứng minh rành rành ra, áp dụng chắc không thể sai, còn hơn là dùng phương pháp truyền miệng (ví dụ ăn trứng ngỗng, ăn chân giò, đẻ xong kiêng tắm 21 ngày, etc) từ thời xa xưa.
Nhưng nói đi nói lại, bố nuôi con không bằng bà chăm cháu, có bà là nhất rồi. Nhưng nếu các bà chăm sóc các cháu theo phương châm không áp đặt, giúp đỡ bố mẹ cháu là chính theo phương diện tôn trọng quyền quyết định của bố mẹ với con cái thì vẫn hay hơn. Ông Bà dạy cháu yêu bố mẹ, bố mẹ cháu dạy cháu kính trọng ông bà, và việc nuôi dạy cháu phải thống nhất giữa cả bố mẹ lẫn ông bà, thế cháu mới thành con ngoan được chứ nhỉ?










Ngam ra thi cai su nuoi con no la su khac nhau ve van hoa nua, cho nen cung la mot dang cultural crash, nuoi kieu nao cung duoc, kieu nao cha co cai sai, mien la consistently wrong la duoc. O nuoc nay ma song kieu nuoc khac no moi sinh chuyen.
The gop may chuyen cho no rom ra nhe: … See More
Ve me chong ta^y: xin xo? rao don gay luoi me chong tay len cham con dau ta cho duoc 10 ngay dau. Me chong tay cha tu dong cham chau may, con dau ta nho den dau thi cham den day, bao gi lam nay khong dam tu dong lam gi lien quan den cha’u lai ca. Me chong tay nay thich don dep nhung khong thich nau an nen con dau ta bung doi meo. Nhung duoc cai tu quyet va tu ganh chiu hau qua, khong do cho ba nao duoc.
Me de? ta tuy o xa nhung yeu chau “dien cuong” nen tuan nao cung gui 20 bai bao ve suc khoe cong voi 10 cai thu “nhac nho , dan do”, ngoai nhung loi khuyen bo ich dich tu bao tay ra con bao gom tat ca nhung chuyen dat gan kinh di chet choc dia phuong nhu tre chet ngan vi an bot, vi nam dem, cuoi to qua dut ruot …de lam guong, nen la van co cai kieu stress lien luc dia. Bung bao da., may ma khong nuoi chau lai o ta.
Con chau lai thi chau van cu an ngu vo tu, nhung hoi thai qua 1 ti’ vi` cho chau nam voi me thi chau dech ngu duoc, chau mot minh chau moi ngu cho vi chau con phai tu lan lon 1 luc. Me chau ma muon take a nap voi chau thi me chau lua cho chau tu’. ngu? roi me chau moi ron ren be len nap voi me. The day.
Con cai doan tu an thi ro la tre con o day nhat roi, nhung ma lon len lai de bi diabetes may a. Tai vi khong biet nga^.m roi nho^? ra.
Con cai doan so sanh thi o dau cung the. Doc cai doan bua toi cua chu Danny ma me thay nhe ca nguoi, the con gai me moi duoc tieng “nu thuc nhu miu” chu.
Hoi pregnant di do weight cua baby thay bao duoc average percentile, go’m, mung roi nuoc mat, tai bac si nhac nho voi anh huong cua google nen lai dam lo con gai bi be’o phi` ma`.
ah ma chua figure out go~ tieng viet o cai may nay the nao day, thong cam nha. Me ta nuoi con lai no cung tuc nhu doc tieng Viet khong dau ay.
thoi dung o day, vua cho con lai an vua cho di ngu vua me an sang vua check facebook vua post bai vua work nen de quen cai noi nuoc soi can kho khoi boc len mu mit fire alarm keu len am i~ ehehe